Blog

4 Mẹo quản lý chi tiêu hiệu quả để tiết kiệm được nhiều hơn

4 Mẹo quản lý chi tiêu hiệu quả để tiết kiệm được nhiều hơn

Không ít người gặp phải vấn đề về tài chính và luôn đau đầu để làm sao không “vung tay quá trán”. Để có tài chính dồi dào hơn, bên cạnh việc tăng cường thu nhập, bạn cũng cần quản lý chi tiêu một cách hiệu quả. Thực tế, hầu hết các vấn đề liên quan đến chi tiêu quá mức đều bắt nguồn từ thói quen cá nhân. Hãy cùng VPBank Online tìm hiểu cách quản lý tài chính để bạn không còn gặp rắc rối với các khoản chi tiêu bất hợp lý nữa nhé.

1. KIỂM SOÁT CÁC KHOẢN CHI TIÊU

Bạn sẽ không thể kiểm soát tình trạng tài chính của mình nếu như không nắm rõ đang chi tiêu vào các vấn đề gì. Hãy bắt đầu thống kê các khoản chi tiêu ngay, qua đó hiểu rõ thói quen sinh hoạt tiền bạc của bản thân để có hướng kiểm soát chi tiêu phù hợp.

2. SỬ DỤNG SỔ TAY CHI TIÊU HOẶC CÁC ỨNG DỤNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH

Nhiều người chọn sử dụng sổ tay chi tiêu để liệt kê các nguồn thu nhập và khoản chi. Cuối tháng sau khi tổng kết bạn sẽ biết được rằng mình đã tiêu tiền vào những việc gì, việc nào cần thiết việc nào không rồi từ đó đưa ra những điều chỉnh hợp lý cho tháng sau. Một trong những phương pháp quản lý chi tiêu bằng sổ ghi chép tài chính là phương pháp Kekeibo của người Nhật Bản.

Ngoài ra, hiện nay có không ít ứng dụng di động có thể giúp bạn quản lý tài chính cá nhân và các khoản chi tiêu thay vì sử dụng sổ tay vật lý. Một số ứng dụng nổi tiếng và miễn phí có thể kể đến là Money Lover, Money Keeper, Spendee …

3. SỬ DỤNG CÁC QUY TẮC QUẢN LÝ TIỀN BẠC

Nếu bạn chưa biết nên phân bổ thu nhập vào các khoản chi như thế nào, hãy áp dụng các công thức nổi tiếng được hàng triệu người trên thế giới sử dụng.

Một quy tắc đơn giản cho người mới bắt đầu quản lý tài chính là quy tắc 50/20/30. Theo đó, 50% thu nhập của bạn được dùng cho các chi phí thiết yếu trong cuộc sống như tiền ăn, ở, đi lại, thanh toán hóa đơn tiện ích. 20% sẽ dùng để tiết kiệm, trích lập dự phòng rủi ro, trả nợ. Và 30% còn lại dùng cho các chi tiêu cá nhân như du lịch, giải trí, mua sắm.

Một ví dụ khác là công thức 6 chiếc lọ được giới thiệu bởi doanh nhân – diễn giả T.Harv Eker – tác giả cuốn best-seller “Bí mật tư duy triệu phú”. Theo đó, thu nhập của bạn được chia thành 6 phần: chi tiêu cần thiết (55%), tiết kiệm dài hạn (10%), quỹ giáo dục (10%), hưởng thụ (10%), quỹ tự do tài chính (10%), quỹ từ thiện (5%).

4. GỬI TIẾT KIỆM NGAY KHI CÓ THU NHẬP

“Hãy tiêu những khoản còn lại sau khi tiết kiệm, đừng tiết kiệm những khoảng còn lại sau khi tiêu”. Khi đã quyết định được số tiền tiết kiệm mục tiêu hàng tháng, điều bạn cần làm là cất khoản tiền này đi ngay khi có thu nhập. Tất nhiên, gửi tiết kiệm ngân hàng là phương án hợp lý nhất nếu bạn muốn tối ưu hóa chi tiêu và tránh sử dụng quá tay vào phần tiền tiết kiệm mục tiêu.

Không chỉ giúp cắt giảm chi tiêu, bạn còn nhận được tiền lãi cho số tiền đã dành dụm. Nhiều người lo lắng rằng khi gửi tiết kiệm mình sẽ phải gửi 1 lúc cả khoản tiền lớn mà lãi suất lại không cao, hơn nữa đồng tiền sẽ bị mất giá theo thời gian,… Tuy nhiên, ngay cả khoản tiết kiệm không nhỏ nhưng nếu được gia tăng thường xuyên và tích lũy theo thời gian cũng có khả năng sinh lời bất ngờ.

Nguồn: Internet

Author

camdotrananh

0938 70 33 55